Trốn kỹ vẫn không thoát Tô Lâm, Nguyễn Văn Thể chỉ mong “đừng xộ khám”!

Ngày 20/11, Bộ Chính trị đã kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Thể – cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Ông Thể bị cho là đã vi phạm quy định của Đảng, nhà nước, trong việc tổ chức thực hiện một số dự án, gói thầu, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện. Nói chung, ông Thể đã tiếp tay cho sân sau của ông Vương Đình Huệ.

Trước đó, ông Đặng Quốc Khánh – cựu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, cũng mất chức do liên quan đến Tập đoàn Thuận An.

Ông Nguyễn Văn Thể hiện vẫn còn là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương – chức vụ mà ông Nguyễn Phú Trọng giao tạm cho ông Thể, để tránh bị mất chức. Sinh thời Tổng Trọng, ông Thể được che chở, còn bây giờ là thời của Tô Lâm, ông Thể bị đem ra xử lý.

Thời Tổng Trọng, ông Vương Đình Huệ được coi là “thái tử”. Vì vậy, việc tham gia vào hệ sinh thái quyền lực của ông Huệ, được xem là kênh đầu tư khôn ngoan lúc đó. Trước khi ông Tô Lâm tạo phản, không ai nghĩ rằng, theo Vương Đình Huệ là mang họa.

Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Ông Trọng ngã bệnh khi chưa kịp truyền ngôi, chớp thời cơ, ông Tô Lâm làm đảo chính mềm, lật đổ “thái tử”. Từ đó, những ai trót đầu tư vào hệ sinh thái quyền lực của Vương Đình Huệ, đều gặp đại họa. Cả Nguyễn Văn Thể và Đặng Quốc Khánh đều bị kỷ luật, và đều đang nằm trong tầm ngắm của Tô Lâm.

Với bộ máy điều tra khổng lồ trong tay, Tô Lâm hiểu rõ về hệ sinh thái quyền lực mà ông Huệ âm thầm xây dựng, để chuẩn bị cho việc “lên ngôi”. Là người đa nghi và cầu toàn, ông Tô Lâm thà diệt cỏ tận gốc, với phương châm “thà bắt lầm hơn bỏ sót”, chứ không để mầm mống của hệ sinh thái quyền lực Vương Đình Huệ có cơ hội trỗi dậy. Vì thế, ông Thể đang đứng trước nguy cơ bị xộ khám rất cao.

Thời gian ông Thể làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã gây ra rất nhiều tiêu cực, trong đó có vấn đề BOT bẩn rất nhức nhối, khiến người dân phẫn nộ. Đứng trước tình hình thế đó, ông Trọng đành phải cho ông Thể thôi chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, và giao cho chức Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, để chờ thời. Có lẽ, ông Trọng muốn ông Thể tạm lánh khỏi dư luận xã hội một thời gian, rồi tái xuất trong bộ máy mới của ông Huệ. Tuy nhiên, mọi toan tính đều thất bại, vì sự ra tay của Tô Lâm.

Nếu để ông Thể tiếp tục giữ vị trí Ủy viên Trung ương Đảng, thì tại Đại hội 14, rất có thể, ông Thể sẽ lại vào Bộ Chính trị, tương tự ông Trần Tuấn Anh. Trước đây, ông Trần Tuấn Anh cũng vướng rất nhiều tai tiếng, khi làm Bộ trưởng Bộ Công thương, nhưng đến Đại hội 13 thì lại bất ngờ vào được Bộ Chính trị.

Có thể, bài học Trần Tuấn Anh đã khiến ông Tô Lâm trở nên thận trọng hơn, và không thể nương tay với Nguyễn Văn Thể. Ông phải đóng dấu “kỷ luật” lên ông Thể, để ông Thể hết cơ hội trở lại vũ đài chính trị.

Ông Nguyễn Văn Thể từng là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, cho nên, nếu không truy cùng diệt tận, thì có thể, sau Đại hội 14, chân rết của Vương Đình Huệ lại có cơ hội để trỗi dậy?

Khi còn “trên yên ngựa”, Vương Đình Huệ có hậu phương rất mạnh. Đấy chính là sự ủng hộ của ông Trọng; là số lượng rất đông uỷ viên Trung ương và uỷ viên Bộ Chính trị thuộc nhóm Nghệ An; đồng thời còn có nhiều đối tượng thuộc nhóm Hà Tĩnh, sẵn sàng tham gia vào hệ sinh thái quyền lực của ông Huệ. Thế của Huệ rất mạnh lúc đó. Có người cho rằng, nếu Tô Lâm không nhanh tay lật Huệ Vương, thì Tô Lâm sẽ không còn đất sống.

Việc đầu tư vào Vương Đình Huệ, tưởng là sự khôn ngoan của Nguyễn Văn Thể, hóa ra lại là sai lầm chí mạng. Giờ đây, ông Thể chỉ còn mong ước, làm sao đừng để xộ khám!

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de