Đại sứ và ´´ Bước đường cùng ´´ ở Berlin

Những ngày cuối năm ở Berlin tràn ngập không khí của một mùa giáng sinh châu Âu, từng dòng người xúng xính mua sắm nơi siêu thị sang trọng đầy ánh đèn màu. 

Chỉ có nơi cửa hàng của chị, trong một khu chợ của người Việt tại Berlin lại vắng lặng, bao quanh là những chai rượu đựng thứ chất lỏng màu nâu đắt tiền cùng tủ xì gà với những điếu quấn dài, nằm đuỗn nơi vỏ hộp gỗ xù xì.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, chị đã lao động miệt mài và nắm bắt kịp thời phong trào uống rượu mạnh, hút xì gà cao cấp của một số người Việt ở miền đông nước Đức. Chị đã dựng cho mình một gian hàng nhỏ trong khu chợ của người việt ở Berlin. Những lời chúc tụng cùng các hình ảnh khai trương với sự có mặt của vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Đức cách đây ít tháng, đã làm chị thêm vui thời gian đầu mở cửa.

Người phụ nữ ấy cũng là một lãnh đạo của hội Mái ấm, nhưng giờ đây có lẽ đã không thể sưởi ấm lòng khi việc kinh doanh đột nhiên gặp khó khăn, sau khi lan truyền trong cộng đồng và mạng xã hội những thông tin nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, mà chị cho rằng ám chỉ nơi cung cấp là rượu và xì gà do chị đang giới thiệu, bán trong khu chợ.

Thông tin cảnh báo hàng giả thường sẽ được được tích cực đón nhận, giúp cộng đồng tránh những phiền phức ´´ Tiền mất tật mang´´. Nhưng lần này lại tạo ra nghi ngờ lớn ở thủ đô Berlin của nước Đức, vì ở đây cũng ít địa điểm của người Việt mở bán những mặt hàng xa xỉ này. Đặc biệt, người đưa ra cảnh báo là một thanh niên Hà Tĩnh, vốn thường viết thẳng thắn về những vấn đề nóng trong cộng đồng người Việt tại Đức.

Tình huống trở nên căng thẳng khi chị trình báo người viết tin trên tới Cảnh sát Berlin với lý do ´´ vu khống làm thiệt hại đến công ty TH và chị Đỗ ´´.

Phản bác lại, anh Đ.Dung giải trình với điều tra viên ´´tôi đã bị vu cáo vì không hề nói tên, địa chỉ của công ty TH và chị Đỗ cũng như hình ảnh về cửa hàng này´´.

Điều đáng ngạc nhiên, khi cảnh báo hàng giả được đưa ra không nêu cụ thể đối tượng, nếu có người tự đến nhận là trường hợp của mình, thì đây là một điều kỳ lạ.

Quá trình tố tụng vẫn đang tiếp diễn, ông Đ.Dung cho biết ´´sẽ thuê luật sư Đức để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình´´.

Được biết, các nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở Đức có đặc quyền mua rượu và xì gà miễn thuế trong một cửa hàng dành riêng cho giới ngoại giao ở Berlin, họ thường mua đem ra khỏi đây với số lượng lớn.

Trong quá trình xét xử, khi Tòa án Berlin yêu cầu, các nhân chứng được mời ra đối chất thật giả, xuất trình hóa đơn mua bán hàng có thể gồm nhiều người, trong đó có ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng của Việt Nam tại Đức.

Tác phầm ´´ bước đường cùng ´´ của Nguyễn Công Hoan từ những năm 30 thuộc thế kỷ trước, với cảnh 2 anh nhà nghèo đi kiện nhau đến khi không còn gì, thật vẫn đúng trong hoàn cảnh của những người Việt xa xứ. 

Bài viết cảnh báo hàng giả trên trang Facebook cá nhân của anh Đ.Dung

Link: https://www.facebook.com/profile.php?id=100008189253606

Hóa đơn người Việt ở Berlin phải trả cho luật sư, để kiện cáo các bài viết của nhau.

Công ty TH và chị Đỗ tại khu chợ của người Việt ở Berlin trình báo cảnh sát Berlin về bài viết cảnh báo rượu giả của anh Đ.Dung

Quốc Phong – Thoibao.de 

HÀNG GIẢ TRONG DỊP TẾT VÀ SỨC KHOẺ CỦA CỘNG ĐỒNG:

http://nguoiviet.de/Ban-Doc-hai/Chu-y-HANG-GIA-TRONG-DIP-TET-VA-SUC-KHOE-CUA-CONG-DONG-37288.html 

Kinh hoàng Lò mổ thú rừng tại căn hộ ở Berlin:

http://thoibao.de/nguoi-viet-o-duc/11490/kinh-hoang-lo-mo-thu-rung-tai-can-ho-o-berlin-.htm 

—–