CLB Trường Sa hay CLB Biển Đảo tại Đức ?

Ngày 18 tháng 10 năm 2017 tại Berlin, cộng đồng người Việt ở đây đã có hoạt động của CLB Biển Đảo. Buổi ra mắt được tổ chức tại quán Thành Koch có vài chục người tham dự. Đây là một sự kiện đáng khích lệ sau một chuỗi thời gian dài người Việt ở Đức nói chung và ở Berlin nói riêng không có hoạt động nào đáng kể hướng về biển đảo quê hương.

Từ trước đến nay tổ chức các hoạt động này thường chỉ có Liên Hiệp Người Việt toàn LB Đức với những cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam, và cuộc quyên góp mua thuyền bắt nguồn từ Trung tâm thương mại Đồng Xuân Berlin.

Ngoài ra có những chuyến về thăm biển đảo của một số người Việt sinh sống ở Đức.

Thực ra đến giờ vẫn chưa thể xác định được CLB này có tên là CLB Trường Sa hay CLB Biển Đảo. Bài và ảnh của Huy Thắng và Thu Hà là những người Việt sinh sống ở Berlin trên trang báo Việt Đức cho thấy đây là hoạt động của CLB Trường Sa.

 

Một tờ báo khác lại đăng là CLB Trường Sa 

http://baovietduc.de/2017/10/clb-truong-sa-chlb-duc-gap-mat-ban-ve-cac-du-an-giup-cho-truong-sa/

CLB Trường Sa là câu lạc bộ đã được tuyên bố thành lập vào tháng 5 năm 2017.

http://vov.vn/nguoi-viet/thanh-lap-cau-lac-bo-truong-sa-tai-berlin-duc-624415.vov

Nhưng trên trang Vietnamplus của TTXVN đưa tin của phóng viên Phạm Văn Thắng thường trú tại Đức có nội dung khác hẳn, phóng viên chuyên nghiệp của TTXVN đưa tin gọi đây là hoạt động của CLB Biển Đảo.

https://www.vietnamplus.vn/nguoi-viet-tai-duc-lan-toa-tinh-yeu-hoang-sa-truong-sa/471495.vnp

Kiểu đưa tin trái ngược nhau, khiến người đọc có cảm giác về một sự lấn cấn nào đó trong cách làm truyền thông của những người phụ trách câu lạc bộ này. Dường như những người Việt làm truyền thông ở Berlin tham gia sự kiện này, có vẻ không muốn nhắc đến chữ CLB Biển Đảo, và dường như họ chỉ muốn giữ nguyên chữ CLB Trường Sa. Không biết vì sao họ có cách hành xử như vậy?  Phải chăng trong số họ có những người là cựu chiến binh của quân đội miền Bắc, bởi thế họ chỉ muốn nhắc đến Trường Sa và không muốn nhắc đến Hoàng Sa.?

Lẽ nào đường đường phóng viên TTXVN đưa tin trên báo chính thống ở trong nước lại sai.? Lẽ nào những người Việt sinh sống tại Berlin, là những nhân tố tham gia gây dựng câu lạc bộ lại đưa tin sai.?

Theo thông tin từ cộng tác viên của Thoibao cho biết, ngày 18 tháng 10 CLB Trường Sa tổ chức hoạt động ở nhà hàng Thành Koch như đã nói trên. Ban lãnh đạo CLB có mời đại sứ Đoàn Xuân Hưng đến dự. Trong phần phát biểu của mình, đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã có lời đề nghị tha thiết mong muốn câu lạc bộ Trường Sa đổi tên thành Câu lạc bộ Biển Đảo. Hàm ý của ông muốn bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chứ không phải chỉ riêng Trường Sa không mà thôi.

Chắc hẳn lời đề nghị đúng đắn và ý nghĩa sâu sắc đầy đủ của một chính khách, cán bộ cao cấp như đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã được những người có mặt ở đó đồng tình hưởng ứng, vì thế phóng viên Phạm Xuân Thắng đã đưa tin đây là hoạt động của Câu lạc bộ Biển Đảo.

Nhưng vì lẽ gì những người Việt làm truyền thông tại Berlin khi đưa tin vẫn để tên Câu lạc bộ Trường Sa là một điều khó hiểu.?

Được biết đại sứ Đoàn Xuân Hưng đang có những khó khăn trong sự nghiệp của mình vì những phiền toái của vụ Trịnh Xuân Thanh mang lại. Ông cũng đang ở những năm tháng cuối cùng của sự nghiệp, nếu vì lẽ đó mà lời nói thấu tình, đạt lý, bao hàm đầy đủ cả ý nghĩa lịch sử và tính nhân văn của ông đã bị bỏ ngoài tai vì thế thời “phù thịnh´´ chứ không ai “phù suy´´?

Như thế một sự kiện đáng vui mừng, đáng khích lệ lại trở nên nặng nề gờn gợn những dấu hỏi chia rẽ vì những toan tính cố ý của nhóm người Việt nào đó tại Berlin. Hoặc có thể chỉ là những phản xạ bản năng của những người đưa tin vốn dĩ không cẩn trọng đã để nguyên tên Câu lạc bộ Trường Sa.

Tuy nhiên trên quan điểm gạn đục, khơi trong và mang tính xây dựng,cũng nên ghi nhận tấm lòng hướng về biển đảo quê hương của kiều bào Việt Nam sinh sống tại CHLB Đức trước đây khi chưa có câu lạc bộ này. Hy vọng sự ra đời của câu lạc bộ này sẽ khiến tinh thần yêu nước ấy phát huy rộng và mạnh mẽ tinh thần vốn có ấy. Cũng như đánh giá cao những lời phát biêủ đầy tính cách yêu thương, trách nhiệm của đại sứ Đoàn Xuân Hưng khi đề nghị đổi tên thành Câu lạc bộ Biển Đảo.

Những gì còn lại nếu có gì lấn cấn, chỉ là những yếu kém nghiệp vụ hay những toan tính nhỏ nhen của một vài cá nhân. Những điều như thế không có nghĩa lý gì trước những tinh thần yêu nước lớn lao và cao cả của dân tộc này. Sự yếu kém sẽ được cải thiện, sự toan tính nhỏ nhen trước sau cũng bị phát hiện và đầy lùi. Chỉ có tinh thần yêu nước là vĩnh viễn bất diệt trong lòng người Việt Nam dù ở bất cứ đâu, bất cứ ở vị trí nào. Như chúng ta đã thấy những bà, những chị làm Nails, làm tóc…hừng hực khí thế trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Berlin những năm trước 2017 hay là lời phát biểu sâu sắc của Đại sứ Đoàn Xuân Hưng.

Đại sứ Đoàn Xuân Hưng trình Quốc thư lên Tổng thống Đức Joachim Gauck ( 10/11/2015)

CTV Thoibao.de