Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh

Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông“, bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin cho biết.

Trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra hôm nay ngày 16.10.2017 có đăng một bài báo về Trịnh Xuân Thanh với tựa đề „Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam“ của nữ ký giả Marina Mai. Sau đây là bản dịch bài báo:

Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam 

Không có một dấu hiệu sự sống nào của cựu quan chức đảng CSVN Trịnh Xuân Thanh, người bị bắt cóc đem về Việt Nam, luật sư Đức của ông cho biết như vậy.

Sau khi bị bắt cóc ở Berlin về Việt Nam hồi tháng cuối tháng bảy, cựu chính trị gia và doanh nhân Trịnh Xuân Thanh kể từ đó bị giam giữ điều tra tại Hà Nội. “Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông“, bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông ở Berlin nói với tờ TAZ. “Chúng tôi không biết tình hình sức khỏe của anh ấy như thế nào.”

Những dấu vết trong xe bắt cóc mà đã được phát hiện bởi cảnh sát Berlin chứng tỏ đó là một sự bạo hành và sử dụng thuốc xịt gây mê. Hồi đầu tháng 8 ông Thanh bị dẫn ra trình chiếu trên truyền hình nhà nước Việt Nam. Ông ta trông giống như là người đang bị say thuốc ma túy. Kể từ đó, mất hẳn mọi dấu hiệu sự sống của ông. “Gia đình ông chỉ được phép gửi đồ đạc cá nhân vào tù. Nhưng họ không biết, liệu ông Thanh thực sự có nhận được hay không“, bà Schlagenhauf nói. Đối diện với tình hình như thế, người ta phải tính đến trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra trong một chế độ độc đoán không tôn trọng luật pháp. Ý của nữ luật sư muốn nói đến án tử hình.

Ông Thanh bị cáo buộc, chịu trách nhiệm về việc thất thoát 42 triệu USD trong thời gian 2010-2013 ông đứng đầu một công ty con của công ty dầu khí quốc doanh Petro Việt Nam. Về việc này có thể bị án tử hình

Cuối tháng Chín tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Sơn cựu lãnh đạo công ty dầu khí nhà nước đã bị kết án tử hình vì tham ô. Trong cùng một vụ kiện, Giám đốc điều hành Ngân hàng của Công ty dầu khí này đã bị tù chung thân. 49 nhà lãnh đạo khác của công ty dầu khí đã bị kết án tù nhiều năm về tội tham ô và biển thủ.

Tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN

Tuy nhiên, lý do thực sự của việc truy tố Trịnh Xuân Thanh là vì tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng CSVN, đảng duy nhất hợp pháp ở Việt Nam. Đó là cuộc đấu tranh của cánh cải cách kinh tế -được dẫn đầu bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà ông đã bị truất phế hồi năm 2016- với cánh ý thức hệ bảo thủ thân Trung Quốc -được lãnh đạo bởi Tổng bí thư đảng 73 tuổi Nguyễn Phú Trọng. Các nhà ý thức hệ bảo thủ được Trung Quốc ủng hộ và phấn đấu gắn bó với Trung Quốc.

Từ đầu năm 2016 những nhà cải cách kinh tế ở trong thế phải phòng thủ. Nhiều người đại diện của họ bị mất chức. Mục đích của những nhà ý thức hệ bảo thủ là đánh tan hoàn toàn cánh cải cách kinh tế và đem những nhân vật chính ra tòa án. Thực tế là nhiều đại diện của cánh kinh tế nắm giữ những chức vụ quan trọng trong công ty dầu khí quốc doanh hoặc các công ty con. Trên thực tế, tham nhũng ở Việt Nam rất phổ biến và là do cơ chế. Theo chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 113 trong số 176 quốc gia.

Sau khi bị bắt cóc ở Berlin về Việt Nam, người ta hy vọng rằng Trịnh Xuân Thanh sẽ khai ra những bằng chứng chống lại những người đỡ đầu chính trị cho ông như cựu thủ tướng và hai cựu bộ trưởng. Ở Berlin trên một trang Blog đối lập ông Thanh đã giải thích rằng người đứng đầu đảng CSVN đã tuyên bố Trịnh Xuân Thanh là kẻ thù số 1 của ông. Ông Thanh cũng đã thông báo sẽ công bố các tài liệu chứng minh cuộc chiến phe cánh này, nhưng giờ đây sự công bố không còn được thực hiện được nữa. Về những cáo buộc tham nhũng, hồi còn ở Berlin ông Thanh đã phủ nhận với lý giải rằng những thất thoát là xảy ra trước khi ông nhậm chức và mua lại doanh nghiệp thua lỗ là việc cần thiết phải làm, ông không thể cưỡng lại được. Ông cũng muốn chứng minh điều đó, nhưng giờ đây ông không còn làm được nữa.

Đức đã yêu cầu cho ông Thanh trở lại nước Đức hoặc ít nhất là có một thủ tục xét xử công bằng với sự giám sát quốc tế, ngoài ra có một lời xin lỗi của phía Việt Nam cũng như cam kết không phạm lỗi phá vỡ lòng tin như thế nữa. Nhưng không có gì chứng tỏ rằng Việt Nam đáp ứng phía Đức dù là một điều nhỏ thôi.

Mới đây vào mùa thu này, hai người đứng đầu đảng CSVN của Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng – thành phố lớn nhất và lớn thứ tư trong cả nước- đã bị cách chức. Lý do được nêu ra là tham nhũng và sử dụng sai trái học vị tiến sĩ. Cả hai đều thuộc cánh cải các kinh tế. Theo thông lệ ở Việt Nam, người đứng đầu đảng của đô thị thành phố Hồ Chí Minh sau vài năm giữ sẽ được nâng lên nắm giữ những chức vụ tối cao như Chủ tịch Quốc hội hoặc Tổng bí thư đảng CSVN. Rõ ràng việc này đã bị ngăn chặn. Rất có thể người này và các quan chức khác bị cách chức cũng sẽ sớm bị bỏ tù.

Hiếu-Bá Linh – Thoibao.de (Biên dịch)

Bài báo trên nhật báo TAZ của Đức, số ra ngày 16.10.2017, bản điện tử online:

https://www.taz.de/Archiv-Suche/!5455181&s=marina+mai&SuchRahmen=Print/

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất tiếp cán bộ ngoại giao Việt Nam trong vòng 4 tuần.

http://thoibao.de/thong-bao-%26-nhan-tin/11421/vu-trinh-xuan-thanh%3A-duc-dinh-chi-doi-tac-chien-luoc-voi-viet-nam-va-truc-xuat-tiep-can-bo-ngoai-giao-viet-nam-trong-vong-4-tuan..htm 

Bộ Ngoại giao Đức xác nhận: Chính phủ Đức đã đình chỉ Hiệp định Việt – Đức miễn visa cho người mang hộ chiếu ngoại giao

http://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11455/bo-ngoai-giao-duc-xac-nhan%3A-chinh-phu-duc-da-dinh-chi-hiep-dinh-viet—duc-mien-visa-cho-nguoi-mang-ho-chieu-ngoai-giao.htm

—-