Thông cáo báo chí về việc ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin (Luật sư Petra Isabel Schlagenhauf)

Thoibao.de đăng toàn văn thông cáo này:
Bị bắt cóc đưa từ Berlin về Việt Nam theo chỉ thị của chính phủ Việt Nam – vụ Trịnh Xuân Thanh.
Vào ngày chủ nhật, 23.07.2017, lúc khoảng 10 giờ 40 phút, tại Berlin – Tiergarten,
công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh cùng với một người Việt Nam khác đã bị dùng
bạo lực bắt cóc ngay trên phố, cả hai người bị tống vào một chiếc xe hơi. Sự việc
này có nhân chứng nhìn thấy và báo cho cảnh sát Berlin. Vào ngày thứ hai,
24.07.2017, họ đã bắt đầu tiến hành điều tra sự việc.
Cho đến ngày 31.07.2017 thì Trịnh Xuân Thanh bị mất tích và cả người nhà cũng
như cảnh sát đều đã không tìm thấy. Ngày 31.07.2017, trên báo chí chính thức của
Việt Nam xuất hiện thông báo là ông ta đã ra đầu thú chính quyền Việt Nam và hiện
đang ở Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mà đã bị bắt cóc cùng với ông thì nằm
trong bệnh viện Việt Đức, Hà Nội từ ngày 25.07.2017 dưới sự canh gác của cảnh
sát.
Diễn biến chính xác tiếp theo sau khi ông Trịnh Xuân Thanh bị dùng bạo lực bắt cóc
tại Berlin vào ngày 23.07.2017 và cho tới ngày 31.07.2017 ông ta đã bị giữ tại đâu
thì hiện chưa rõ; có nghi ngờ là ông ta đã bị đưa về Việt Nam qua một nước Đông
Âu và dưới vỏ bọc không xâm phạm của ngoại giao, trái với ý muốn của mình. Giữa
chừng thì chính phủ Việt Nam cho đưa tin trên truyền thông chính thức là ông Trịnh
Xuân Thanh đã tự nguyện ra đầu thú các cơ quan Việt Nam. Rõ ràng là người ta có
ý định dùng thông tin sai sự thật này để che đậy hành vi vi phạm luật pháp quốc tế
của chính phủ Việt Nam.
Ông Thanh đã nộp đơn xin tỵ nạn tại Đức và có hẹn phỏng vấn về việc này với sự
hiện diện của luật sư của mình vào ngày 24.07.2017 tại Cơ quan Liên bang về di cư
và người tỵ nạn ở Berlin. Việc này đã không thực hiện được do vụ bắt cóc nói trên.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông Thanh đều không tự nguyện để mình bị rơi vào tay
các cơ quan Việt Nam. Ông ta đã biết chắc chắn rằng tại Việt Nam, vì lý do chính trị
ông ta sẽ hoàn toàn không được xét xử công bằng.
Tất cả những nhận biết có được cho đến nay chỉ có thể dẫn đến kết luận là theo chỉ
thị của chính phủ Việt Nam, ông Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin và bị dùng bạo lực
đưa về Việt Nam một cách bất hợp pháp.
Tháng 6/2017, các lãnh đạo cấp cao của Đảng vẫn còn tuyên bố trên báo chí Việt
Nam là muốn bắt bằng được ông Trịnh Xuân Thanh.
Về cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh và lý do của vụ bắt cóc:
Ông Thanh là Tỉnh ủy viên, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang từ tháng
năm 2015 và được cử tri Hậu Giang bầu với số phiếu cao nhất làm đại biểu quốc hội
khóa 2016-2020.
Từ năm 2007 đến 2012, ông đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Cổ
phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
– 2 –
Liên quan đến một cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
thì những cáo buộc đã được bỏ qua đối với ông Trịnh Xuân Thanh lại bị đưa ra xem
xét và dẫn đến việc ông bị ra lệnh bắt giam với tội danh vi phạm vào điều 165 của bộ
luật hình sự Việt Nam (vi phạm về kinh tế).
Cuộc tranh chấp quyền lực này đã lên đến đỉnh điểm vào đầu năm 2016:
Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, và Nguyễn Tấn
Dũng, khi đó là Thủ tướng chính phủ Việt Nam, là những đối thủ trong cuộc tranh
chấp quyền lực này. Trong khi Nguyễn Tấn Dũng thúc đẩy cải cách kinh tế thì
Nguyễn Phú Trọng đại diện cho những người trong Đảng cộng sản Việt Nam lo ngại
rằng những cải cách kinh tế – mà kèm theo sẽ là tăng tham nhũng và công nợ – có
thể sẽ dẫn đến sự kết thúc của Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
Thuộc về „phe phái“ của Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là Thủ tướng chính phủ, là những
người nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam như Vũ Huy Hoàng và Đinh La Thăng.
Vũ Huy Hoàng trước kia đã du học tại Freiberg thuộc bang Sachsen tại Đức, đã là
Bộ trưởng Bộ công thương dưới thời Nguyễn Tấn Dũng. Giữa chừng thì ông ta đã bị
miễn nhiệm. Đinh La Thăng đã từng là Bộ trưởng Bộ giao thông. Là Bí thư thành ủy
thành phố Hồ Chí Minh nhưng bị cách chức vào đầu tháng 5/2017, ông ta đã từng là
ủy viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhiều nhà quan sát đã tin rằng Đinh La Thăng là một ứng cử viên cho chức Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc ông ta bị mất chức ủy viên Bộ Chính trị được
đánh giá là sự thanh trừng từ phía hiện đang thắng về chính trị của Nguyễn Phú
Trọng.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã được coi là đàn em thân tín của Vũ Huy Hoàng cũng như
của Đinh La Thăng. Ông ta cũng có mối liên hệ cá nhân với Nguyễn Tấn Dũng, lãnh
đạo của phe phái hiện đã bị lật đổ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ta
thuộc về khuynh hướng cải cách của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã có một sự
nghiệp thành công dưới thời Nguyễn Tấn Dũng. Theo nhận xét của các nhà quan sát
chính trị thì việc truy tố hình sự đối với ông Trịnh Xuân Thanh nhằm mục đích chính
trị chống lại phe của Nguyễn Tấn Dũng, với ý định tiêu diệt những người cải cách
(những „kẻ tư bản“) trong nội bộ Đảng Cộng sản và khôi phục và tăng cường vai trò
của Đảng trên cơ sở ý thức hệ cộng sản.
Để làm tiêu biểu cho vụ điều tra hình sự chống lại ông Trịnh Xuân Thanh thì những
cáo buộc mà năm 2015 đã từng được đình chỉ liên quan đến các vi phạm kinh tế vào
thời kỳ ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí
Việt Nam đã lại được đưa ra xem xét.
Năm 2015 Bộ công thương sau khi xem xét các vấn đề xảy ra trong công nghiệp
điện và khí đốt Việt Nam của những năm trước (liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh
là thời kỳ tính đến 2012) đã kết luận là (ông Trịnh Xuân Thanh) không có hành động
vụ lợi cho bản thân.
Trước tiên thì vào ngày 11.07.2016, Ủy ban kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng
sản đã ra quyết định thực hiện các biện pháp kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Đến tháng 9/2016 thì ông ta đã bị phát lệnh bắt giam.
– 3 –
Việc phát lệnh bắt đối với ông Trịnh Xuân Thanh với tội danh vi phạm điều 165 của
Bộ luật hình sự Việt Nam cũng như các sai trái của ông ta đã được chỉ đạo lan
truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, tức là ông Trịnh Xuân Thanh đã
bị lên án công khai.
Ông Thanh đã trốn thoát được mối đe dọa bị bắt giam ở Việt Nam và năm ngoái đã
sang đến Đức.
Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh đã chống lại những cáo buộc về
mình và trong một „Bản tường trình cá nhân“ đề ngày 04.09.2016 gửi cho Ủy ban
kiểm tra Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam và gửi đến lãnh đạo Đảng, ông
đã nêu những cáo buộc đối với lãnh đạo hiện nay của Đảng Cộng sản, cụ thể là cá
nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và ông đã tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Sau khi có tiến hành điều tra ông Trịnh Xuân Thanh thì trong nội bộ Đảng có quyết
định ra „xử lý kỷ luật“ đối với nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Người ta đang xét
xem có tiến hành điều tra hình sự đối với ông ta hay không.
Nguyên Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng cũng có nguy cơ bị như vậy.
Trong một cuộc họp báo ngày 04.10.2016 thì ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông Việt Nam cho rằng việc chuyển tải một cuộc phỏng vấn ông Trịnh Xuân Thanh,
được thực hiện bởi một Blogger có được thông tin về ông Thanh, coi là „một hoạt
động gián tiếp tiếp tay cho hoạt động chống phá nhà nước của người này“.
Nước CHXHCN Việt Nam có gửi cho Interpol một thông báo gọi là thông báo đỏ,
dựa trên cơ sở lệnh bắt ngày 16.09.2016 với tội danh „cố ý làm trái quy định nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, và tham ô tài sản“.
Việc này đối với chính quyền Đức không vào thời điểm nào là lý do ra biện pháp gì
đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Chính quyền Đức không ra lệnh bắt dẫn độ và không
tiến hành điều tra dẫn độ đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Thông tin về vụ việc này được cung cấp qua
Nữ Luật sư Petra Isabel Schlagenhau
*** 
( Bản gốc tiếng Đức )  
Verschleppung auf Veranlassung der vietnamesischen Regierung aus Berlin nach Vietnam, Fall Trinh, Xuan Thanh
Am Sonntag, 23.7.2017 gegen 10.40 Uhr wurde in Berlin-Tiergarten der vietnamesische Staatsangehörige Trinh, Xuan Thanh zusammen mit einer weiteren Person vietnamesischer Staatsangehörigkeit auf offener Straße gewaltsam verschleppt, indem beide in ein Fahrzeug verbracht wurden. Dies wurde von Zeugen beobachtet und der Berliner Polizei gemeldet, die am Montag, 24.7.2017, die Ermittlungen zu dem Fall aufgenommen hat.

Bis zum 31.7.2017 war Trinh, Xuan Thanh verschwunden und weder durch seine Familie noch durch die Polizei auffindbar. Am 31.7.2017 erschien in der vietnamesischen offiziellen Presse eine Mitteilung, dass er sich den vietnamesischen Behörden gestellt habe und in Vietnam sei. Die mit ihm verschleppte vietnamesische Staatsangehörige befindet sich seit dem 25.7.2017 unter polizeilicher Bewachung im Krankenhaus Viet Duc in Hanoi.

Der genaue Verlauf der weiteren Verschleppung von Herrn Trinh, Xuan Thanh nach der gewaltsamen Entführung in Berlin am 23.7.2017 und wo er bis zum 31.7.2017 festgehalten wurde, ist noch nicht bekannt; es steht zu vermuten, dass er über ein osteuropäisches Ausland und unter dem Deckmantel der diplomatischen Immunität gegen seinen Willen nach Vietnam verbracht wurde. Inzwischen lässt die vietnanesische Regierung in offiziellen Medien verlauten, Herr Trinh, Xuan Thanh habe sich freiwillig den vietnamesischen Behörden gestellt. Beabsichtigt ist offensichtlich, das völkerrechtswidrige Verhalten der vietnamesischen Regierung durch diese Falschmeldung zu vertuschen.

Herr Trinh hat in Deutschland einen Asylantrag gestellt und sollte am Montag, 24.7.2017 in Berlin beim Bundesamt für Migration und Flüchtlinge hierzu in Anwesenheit seines Rechtsanwalts angehört werden. Dazu kam es wegen der Verschleppung nicht mehr.

Herr Trinh hätte sich unter keinen Umständen freiwillig in die Hände vietnamesischer Behörden begeben. Ihm war bewusst, dass er in Vietnam aus politischen Gründen keinerlei rechtsstaatliches Verfahren zu erwarten hatte.

Alle bisherigen Erkenntnisse lassen nur den Schluss zu, dass Herr Trinh auf Veranlassung der vietnamesischen Regierung hier in Berlin verschleppt und gewaltsam und illegal nach Vietnam verbracht worden ist.

Noch im Juni 2017 verkündeten hohe Parteivertreter in Vietnam in der dortigen Presse, man wolle unbedingt des Herrn Trinh, Xuan Thanh habhaft werden.

Zur Person von Herrn Trinh, Xuan Thanh und Hintergrund der Verschleppung:

Herr Trinh war Mitglied der Provinz-Parteileitung, stellv. Vorsitzender des Volkskomitees der Provinz Hau Giang in dem Zeitraum 2011 bis 2016.

Von 2007 bis 2012 war er Vorstandsvorsitzender der Generalgesellschaft Öl- und Gaskonstruktion Vietnams.

Im Zuge eines Machtkampfs innerhalb der KP Vietnams wurden bereits fallen gelassene Vorwürfe gegen Herrn Trinh, Xuan Thanh wieder aufgegriffen, die in der Folge zu dem gegen ihn ausgestellten Haftbefehl wegen angeblichen Verstoßes gegen Art. 165 vietn. StGB führte (Wirtschaftsdelikt).

Dieser Machtkampf spitzte sich Anfang des Jahres 2016 zu:

Der bisherige Generalsekretär der KP Vietnams, Nguyen, Phu Trong, und der bisherige Regierungschef, Nguyen, Tan Dung, waren die Gegenspieler in diesem Machtkampf. Während Nguyen, Tan Dung Reformen in der Wirtschaft vorantrieb, steht Nguyen, Phu Trong für denjenigen Teil der KP Vietnams, der fürchtet, dass die Wirtschaftsreformen – die allerdings auch mit Ansteigen von Korruption und öffentlicher Verschuldung einhergingen – zum Ende des Sozialismus in Vietnam führen könnte.

Zum Umfeld (d.h. zur „Fraktion“) des bisherigen Regierungschefs Nguyen, Tan Dung gehörten weitere prominente Personen der KP Vietnams wie Vu, Huy Hoang und Dinh, La Thang. Vu, Huy Hoang, der früher in Freiberg/Sachsen studiert hatte,,  war unter dem Regierungschef Nguyen, Tan Dung Minister für Industrie und Handel. Inzwischen wurde er abberufen. Dinh, La Thang war Verkehrsminister. Er gehörte bis zu seiner Absetzung Anfang Mai 2017 als Sekretär der Parteileitung der KP von Ho-Chi-Min-Stadt dem Politbüro, dem höchsten Machtorgan der KP Vietnams, an. Viele Beobachter glaubten, dass Dinh, La Thang ein Kandidat für den Posten des Generalsekretärs der KP Vietnams sein könnte. Der Verlust seiner Mitgliedschaft im Politbüro wird als Kaltstellung seitens des politisch derzeit obsiegenden Nguyen, Phu Trong bewertet.

Herr Trinh, Xuan Thanh galt als Schützling sowohl von Vu, Huy Hoang als auch Dinh, La Thang. Auch hat er persönlichen Kontakt zu Nguyen, Tan Dung, dem Anführer der derzeit entmachteten Fraktion innerhalb der KP Vietnams. Er gehört der Reformer-Tendenz der KP Vietnams an. Er hat in der Regierungszeit von Nguyen, Tan Dung eine erfolgreiche Karriere absolviert. Politische Beobachter schätzen ein, dass die strafrechtliche Verfolgung gegen Herrn Trinh, Xuan Thanh politisch gegen die Fraktion von Nguyen, Tan Dung zielt und beabsichtigt ist, die Reformer (die „Kapitalisten“) innerhalb der KP zu zerschlagen und die Rolle der Partei auf der Basis der kommunistischen Ideologie wieder herzustellen und zu stärken.

Zum Aufhänger für ein Ermittlungsverfahren gegen Herrn Trinh, Xuan Thanh wurden bereits im Jahr 2015 schon einmal eingestellte Vorwürfe wegen Wirtschaftsverstößen aus seiner Zeit als Vorstandsvorsitzender der Generalgesellschaft Gas- und Ölkonstruktion Vietnams wieder aufgegriffen.

Im Jahr 2015 hatte das Ministerium für Industrie und Handel nach Überprüfung der Probleme, die sich in der Gas- und Stromindustrie Vietnams in den vergangenen Jahren (bis 2012, was Herrn Trinh Xuan Thanh betrifft) festgestellt, dass ein vorzuwerfendes eigennütziges Handeln von Herrn Trinh nicht festgestellt werden konnte.

Zunächst wurde am 11.7.2016 vom ZK der KP (Prüfungskommission) beschlossen, gegen Trinh, Xuan Thanh disziplinarische Maßnahmen zu ergreifen.

Herr Trinh war Mitglied der Nationalversammlung der Legislaturperiode 2016-2020 und wurde mehrheitlich gewählt von seinem Wahlkreis Hau Giang (Südvíetnam), dieser Parlamentssitz wurde ihm kurz nach der Wahl aberkannt, im Zuge der Disziplinarmassnahmen, durch Votum der Nationalversammlung auf Druck der Parteileitung, am 15.7.2016.

Im September 2016 wurde gegen ihn ein Haftbefehl erlassen.

Der Erlass des Haftbefehls gegen Trinh, Xuan Thanh wegen des Vorwurfs des Verstoßes gegen Art. 165 STGB Vietnams wurde ausgiebig in den Medien verbreitet, wie überhaupt seine angeblichen Verfehlungen, d.h. Herr Trinh, Xuan Thanh wurde öffentlich an den Pranger gestellt.

Herr Trinh konnte vor der drohenden Verhaftung aus Vietnam fliehen und kam im vergangenen Jahr nach Deutschland.

Nach seiner Ausreise aus Vietnam hat sich Herr Trinh, Xuan Thanh wiederum gegen die Vorwürfe verteidigt und in einem „persönlichen Bericht“  vom 4.9.2016 an die Prüfungskommission des ZK der KP und an die Parteileitung seinerseits Vorwürfe gegen die derzeitige Führung der KP, in Person des Generalsekretärs Nguyen, Phu Trong erhoben und seinen Austritt aus der KP Vietnams erklärt.

Nach der Einleitung des Ermittlungsverfahrens gegen Herrn Trinh, Xuan Thanh wurde auch innerhalb der Partei ein „Disziplinarverfahren“ gegen den Ex-Minister Vu, Huy Hoang beschlossen, und es werde geprüft, ob gegen ihn ebenfalls strafrechtlich vorgegangen werden soll.

Das Gleiche droht nun auch dem entmachteten ehemaligen Politbüromitglied Dinh La Thang.

In einer Pressekonferenz am 4.10.2016 äußerte der vietnamesische Minister für Information und Kommunikation, die Wiedergabe eines Interviews mit Herrn Trinh, Xuan Thanh mit einem Blogger, der Zugang zu Informationen von Herrn Trinh hatte, sei eine „mittelbar von langer Hand von diesem Mann praktizierte Aktivität gegen den Staat“ gewesen.

Die Sozialistische Republik Vietnam hat Interpol eine sog. rote Mitteilung auf der Grundlage des Haftbefehls vom 16.9.2016 wegen des Vorwurfs des „vorsätzlichen Handels gegen staatliche Vorschriften in der wirtschaftlichen Verwaltung, wodurch schwerwiegende Folgen verursacht wurden, und Veruntreuung (Unterschlagung) von Eigentum“ zukommen lassen.

Die deutschen Behörden haben dies zu keinem Zeitpunkt zum Anlass genommen, gegen Herrn Trinh, Xuan Thanh tätig zu werden. Weder lag ein Auslieferungshaftbefehl vor noch ist ein Auslieferungsverfahren gegen Herrn Trinh, Xuan Thanh von den deutschen Behörden betrieben worden.

Informationen über

Rechtsanwältin Petra Isabel Schlagenhauf